6 Bước Đọc Sách Nhanh Mà Hiệu Quả

Bạn có đang có thói quen đọc sách mỗi ngày chứ? Đây là thói quen đầu tiên mà chúng ta có thể nhận thức được việc này. Vậy nếu bạn không đưa đọc sách vào công việc hàng ngày thì cũng không có vấn đề gì cả, bởi vì chúng ta là người Việt Nam. 

 

Theo một cuộc khảo sát do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện, thống kê cho thấy trung bình một người Việt Nam đọc 0,8 cuốn sách một năm. Trong khi đó, trung bình một doanh nhân triệu phú người Mỹ đọc 60 cuốn sách một năm. 

Bạn biết phải làm gì rồi chứ?

1. Đọc từ đầu đến cuối

Đầu tiên, một vài vấn đề khi chúng ta bắt đầu đọc sách đó là ta không biết bắt đầu từ đâu để đọc. Vậy thì đọc sách thế nào là đúng?

Cách đọc sách như sau: 

Đó là cứ đọc từ đầu đến cuối, đừng bao giờ quay lại. Có rất nhiều bạn đang đọc xong, quên mất ý của đoạn trước, lại quay lại đọc lại đoạn vừa rồi họ vừa đọc hoặc là câu vừa rồi họ đọc hoặc trang vừa rồi họ đọc. 

Nguyên tắc đọc sách của tôi là không bao giờ quay lại. Đã đọc là đọc luôn, không quay lại cho đến hết. Còn thích quay lại, sau khi đọc xong hết thì quay lại đọc. 

2. Phải dành thời gian tóm tắt lại cuốn sách.  

Phải dành thời gian sau khi đọc xong. Ví dụ: Tôi đọc một cuốn sách khoảng 30 phút thì tôi sẽ dành 5 phút để tóm tắt lại cuốn sách. Nếu cuốn sách đã đọc trong vòng 1 tuần thì thường dành một buổi sáng để tóm tắt lại cuốn sách. Tóm tắt thì phương pháp là phương pháp sơ đồ tư duy hoặc là phương pháp xương cá hoặc là phương pháp Checklist. Tùy bạn dùng phương pháp nào thuận tiện cho bạn và lấy lại những ý chính của cuốn sách. 

Tôi khuyến khích tóm tắt bằng bút chì, sơ đồ xương cá như sau: ý chính, sau đến ý phụ sau đến ý phụ của ý phụ, nó sẽ như vậy là sơ đồ xương cá. Thì khi ta đọc theo sơ đồ xương cá ta nhớ nội dung cuốn sách rất nhanh. Bất kỳ sơ đồ nào bạn muốn! Phải tóm tắt lại cuốn sách. Bút chì cũng được, máy tính cũng được. 

Ví dụ như cuốn sách 7 Thói quen thành đạt: Tôi đọc xong thì tôi sẽ nhớ 3 nguyên tắc cho cá nhân, 3 nguyên tắc cho đội nhóm và 1 nguyên tắc phát triển cá nhân. Trong mỗi nguyên tắc đấy có những nguyên tắc nhỏ nào, những gạch đầu dòng nhỏ nào. Vậy thì cách ghi nhớ dễ nhất là làm mục lục sách, đọc mục lục sách. 

Tiếp theo, tôi sẽ đọc mục lục sách trước để có được tổng quan về sách, sau đó mới đọc chi tiết bên trong. Sau này cần tra cứu lại chỗ nào chuyên sâu hơn thì đọc mục lục rồi từ mục lục đọc tiếp vào bên trong. Đấy là cách chúng ta đọc sách. 

Với mỗi một cuốn sách bạn nên có một cái sơ đồ tóm tắt và sau một năm bạn đã có một cuốn sách tóm tắt những cuốn sách. 

3. Mỗi khi đọc sách thì phải liên kết nó với cuộc sống hiện tại

Đây là kỹ thuật quan trọng nhất tôi chưa thấy trong cuốn sách nào có phần này, đó là liên kết nó với cuộc sống hiện tại. Tức là bạn trở thành nhân vật trong câu chuyện đấy. 

Ví dụ như cuốn sách Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari thì bạn sẽ trở thành vị tu sĩ luôn. 

Tiếp theo là mỗi một ý tưởng trong sách nó sẽ phải được vận dụng vào trong cuộc sống. Bằng cách là luôn tự hỏi: Tôi sẽ làm gì với ý tưởng này?. Đây là một điều rất quan trọng. 

4. Mỗi ý tưởng trong sách phải được vận dụng trong cuộc sống.

Mỗi một ý tưởng trong cuốn sách cần phải được đưa vào trong thực tiễn cuộc sống của bạn. Lúc đó bạn mới nhớ rõ cuốn sách được.

Liên quan tới bước “Tôi sẽ làm gì với ý tưởng này?” thì bạn cũng cần đặt một người khác vào vị trí này nếu họ đọc cuốn sách. Ví dụ: Nếu một người thành công thì họ sẽ làm gì với ý tưởng này? Con người mà thành công hơn chúng ta thì họ sẽ làm gì với cái ý tưởng này?. 

Ta lấy ví dụ bạn đọc cuốn sách là Rich Habit – Poor Habit của Tom Corley, có đoạn là: người giàu thì tập trung vào việc đầu tư. Người nghèo thì luôn tìm cách tiêu tiền. Vậy thì hãy xem bạn có đang tiêu tiền, món tiền gần đây nhất của bạn là đầu tư hay là tiêu thì bạn sẽ phát hiện ra bạn đang là giàu hay nghèo. Rồi bạn vận dụng ngay vào cuộc sống của bạn luôn. 

Sau đó, bạn hãy tìm một ông bạn giàu nào đó trong cuộc đời của bạn. Rồi xem là ông ấy là người đầu tư hay là người tiêu tiền. Sẽ đến một đoạn trong sách là mua xe cũ, nếu bạn mua xe oto thì bạn có thói quen mua xe mới hay bạn có thói quen mua xe cũ. Đấy là ví dụ về đoạn mà chúng ta nói về trích đoạn trong cuốn sách. Đoạn mà trong đó có nói hành vi của người giàu là mua xe cũ, còn người nghèo thì thường mua xe mới. 

Ví dụ tiếp theo, người giàu thì thường mua quần áo ít tiền, người nghèo thì thường mua quần áo cao cấp. Thực tiễn kiểm tra xem là bạn đang cố tỏ ra giống người giàu hay là bạn đang cố tỏ ra giống người bình thường. Cái này rất hợp lý về mặt logic. 

5. Đưa ra bản kế hoạch hành động

Để hiệu quả khi đọc sách thì bạn nên áp dụng vào trong cuộc sống của bạn ngay.

Cách làm như thế này: Sau khi tóm tắt xong cuốn sách, chỉ cần đưa ra cho bạn một bản kế hoạch hành động. Mỗi một cuốn sách đều cần có một bản kế hoạch hành động. Đó chính là cách chúng ta làm. Sau một thời gian, hãy kiểm tra xem bạn đã làm được bao nhiêu điều trong bản kế hoạch hành động vừa rồi. 

Đưa vào thực tiễn bằng cách lập ra danh sách những hành động cần làm. 

Nếu không có điều gì diễn ra, đọc lại và làm lại quy trình đọc sách. 

Vậy thì mua sách thì ta có hạnh phúc lên không? Mua sách thì ta có giàu không? 

Không giàu, chắc chắn là mua sách xong là nghèo. 

Vì sao? Mất tiền! 

Nhưng mà nhớ điều này, mất tiền xong thì ta phải làm gì? 

Chúng ta phải gỡ lại ngay, ta phải gỡ lại ngay, gỡ bằng cách nào? Mang ra LÀM. 

Điều thứ hai mà tôi học được. Bên cạnh những cuốn sách là từ những người bạn của mình. Chơi cùng với những người đó thì người ta có kỹ năng nào tốt thì họ cũng luôn mong muốn những người xung quanh có kỹ năng tốt như họ. 

Nếu quan điểm đây là người giàu sẽ giữ bí mật. Đấy là quan điểm của người nghèo. 

Trên thực tiễn, người giàu luôn muốn những người xung quanh họ trở nên giàu có. 

6. Kiểm tra đo lường xem đã làm được bao nhiêu

Như vậy, từ sách đến thực tiễn đến kết quả là một hành trình dài chứ không thể có ngay lập tức được. Biến sách thành thực tiễn và kiểm chứng cuốn sách đó. Bạn phải checking (kiểm tra), phải đo lường công việc kinh doanh thực tiễn của bạn hằng ngày. Có đi theo cuốn sách đó hay không! 

Làm và đo lường kết quả. Chỉ sau đó một thời gian kiến thức sẽ đi vào trong bạn. 

Làm và đo lường kết quả, sau một thời gian kiểm tra lại xem là có những điều nào bạn chưa làm, đọc lại làm lại từ đầu. 

Bonus 1: Cách mua sách

Mua thật nhiều sách nếu có thể.

Vì tôi là người thích sách thì tôi sẽ mua nhiều sách. Nhưng mà tôi sẽ mua sách như thế này:  

Đó là mua theo gợi ý.

Tất cả những cuốn sách vừa rồi đều được một ai đó gợi ý cho tôi, hoặc đó được gợi ý từ một bài báo hoặc nó được gợi ý từ một cuốn sách, từ một tác giả nổi tiếng.

Bonus 2: Cách sắp xếp các cuốn sách

Khi ở nhà chúng ta sẽ xếp sách như thế nào để chúng ta tìm cho nhanh. Bí quyết đầu tiên là chúng ta sẽ xếp thành hai loại: Phát triển kinh doanh và Phát triển con người. Đó là đối với sách là sách phát triển, còn loại sách khác, tiểu thuyết xếp riêng ra ô khác hoặc là tủ sách khác. 

Hai cách đọc sách này khác hoàn toàn nhau. 

Sách phát triển kinh doanh thì với bạn lại chia thành hai nhóm marketing và bán hàng và nhóm thứ hai là nhóm lãnh đạo. Trong marketing và bán hàng thì ta lại chia thành hai nhóm là Marketing và Bán hàng. Trong marketing thì ta lại chia hai nhóm nhóm cũ và nhóm hiện đại hoặc là nhóm Academy và Nhóm du kích. Đó là  ví dụ, bạn có thể tùy ý chia theo cách của bạn. 

Trong nhóm hiện đại, các bạn lại  tìm đến nhóm là internet, trong internet thì chúng ta có các nhóm là Youtube, Facebook. Chúng ta chia nhỏ cái tủ sách của ta ra như vậy và trong thực tiễn thông tin ta cũng tổ chức trong não của ta theo cấu trúc xương cá như vậy.

KẾT

Và đó là cách mà tôi dùng sách trong cuộc sống của tôi. Hơn mười năm, hàng ngàn cuốn sách đã được đọc. Như thế không phải mua sách thì giàu. Mà là mua sách đọc nó, làm theo nó rất nhiều năm thì kết quả mới xảy ra. Một cuốn sách có thể chỉ cho chúng ta một từ nhưng nó có thể làm thay đổi toàn bộ cuộc đời của chúng ta. 

Điều này khiến tôi tò mò khi mỗi lần lên máy bay mà ngồi khoang hạng Nhất, đặc biệt là những chuyến bay quốc tế. Các bạn luôn nhìn thấy họ cầm một cuốn sách. Hãy cài luôn cái ứng dụng đọc sách điện tử vào trong điện thoại, trên ipad, trên các thiết bị thông minh của bạn từ hôm nay.

Tôi là Khanh Trần, CEO VIJA Link, tôi là chuyên gia trong lĩnh vực giới thiệu nhân sự tài năng cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Đồng thời tôi là một chuyên gia Hướng nghiệp với 15 năm kinh nghiệm, giúp cho 2.000 thanh niên tìm được nghề nghiệp yêu thích và sự nghiệp thành công.

Đăng ký email

Cám ơn bạn đã đọc bài viết về chủ đề "Phát triển bản thân" của tôi. Hãy để lại email của bạn tại đây để giữ kết nối với tôi nhé. Tôi sẽ gửi những bài viết mới nhất cho bạn thông qua email. Hãy yên tâm, bạn có thể gỡ bỏ việc đăng ký email bất kỳ lúc nào bạn muốn!

Đăng ký
Tin trước

Phát triển bản thân là gì?

Tin tiếp

Đàn bà khôn – Đàn bà dại